Cà phê là cây công nghiệp lâu năm mang lại hiệu quả kinh tế lớn. Việt Nam đang là nước đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà phê, trong 7 tháng đầu mùa vụ năm 2013/2014 nước ra đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn cà phê với kinh ngạch đạt 2.2 tỷ USD. Thị trường xuất khẩu của cà phê ra tới 70 quốc gia khác trên thế giới.
Cây cà phê rất thích hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới ở nước ta và trong những năm qua nhu cầu sử dụng cà phê ngày một gia tăng giúp giá cà phê tăng cao, giá trị của cây cà phê được trân trọng. Để hiểu rõ thêm về cây cà phê cũng như dễ dàng tạo điều kiện thâm canh, chăm sóc cây cà phê đúng cách chúng ta cùng tìm hiểu thêm về nguồn gốc cũng như đặc điểm sinh trưởng của cây cà phê ngay bây giờ nhé!
Nguồn gốc của cây cà phê.
Lịch sử xuất hiện của cây cà phê.
Cây cà phê được những người chăn dê ở Kafffa thuộc Ethiopia ngày ngay phát hiện vào năm 1671 khi mà họ phát hiện ra đàn dê của mình có thể chạy không mệt mỏi đến tận đêm khuya sau khi ăn loại cây có hoa màu trắng và quả màu đỏ. Cũng từ đó những người thầy tu được thử ép nước từ loại quả đó ra và họ có thể tỉnh táo rất lâu. Từ thế kỉ thứ 9 cây cà phê đã được biết đến, sau đó những người buôn nô lệ đã mang cà phê từ Ethiopia đến Ả Rập. Từ giữa thế kỉ 15 người ta phát hiện ra có thể rang hạt cà phê và sử dụng chúng làm đồ uống. Ả Rập chính là nơi trồng cà phê độc quyền, họ giao dịch cà phê với những thương lái khác tại thành phố cảng Mocha – tức thành phố Al Mukha thuộc Yemen ngày nay.
Từ sau khi người Ả Rập bắt đầu trồng cà phê thì những nơi khác bắt đầu tìm hiểu và trồng khi điều kiện thích hợp. Người Hà Lan đã đem cà phê đến những vùng thuộc địa và trồng ở khắp nơi trên lục địa Châu Âu. Từ năm 1960 đến năm 1723, cà phê đã được trồng ở khắp các những vùng nhiệt đới trên thế giới.
Nguồn gốc cây cà phê ở Việt Nam.
Cây cà phê được đưa vào Việt Nam từ những năm 1870 do các thầy tu mang về trồng tại nhà thờ tại Hà Nam, Quảng Bình, Kom Tum. Năm 1888, đồn điền cà phê đầu tiên được người Pháp khởi sự nằm ở Kẻ Sở, Bắc Kỳ với giống cà phê chè được trồng ở vùng ven sông. Tiếp đến cây cà phê được trồng thêm ở các vùng Phủ Quỳ- Nghệ An, Đắk Lắk, Lâm Đồng. Đến năm 1945 diện tích cà phê trên cả nước đạt trên 10.000 ha. Khi mới bắt đầu trồng quy mô lớn, cây cà phê chỉ đạt năng suất là 400- 600kg/ha.
Hiện nay sản lượng và xuất khẩu cà phê Việt Nam luôn tăng trưởng đều. Trong năm 2014 diện tích trồng cà phê đạt 653.000 ha, năng suất trung bình đạt 4-5 tấn/ha. Hiện nay nước trồng chủ yếu 3 loại cà phê chính là cà phê Arabica, cà phê Robusa và cà phê excelsa or Liberia. Mỗi giống đều thích nghi với một điều kiện sinh thái khác nhau. Để dễ dàng chọn lựa loại giống cà phê thích hợp với điều kiên khí hậu ở địa phương, chúng ta cùng tìm hiểu vè đặc điểm mỗi chủng loại giống ngay bây giờ nhé.
2. Một số giống cà phê phổ biến ở Việt Nam.
Hiện nay Việt Nam trồng chủ yếu 3 loại giống cà phê. Với 90% diện tích là cây cà phê vối, 10 % là cà phê chè và 1% là giống cà phê mít.
Cây cà phê vối (Coffea Robusta hoặc Coffea canephora).
Cây cà phê vối là giống được trồng chủ yếu tại Việt Nam ta, được trồng với diện tích lớn, năng suất cao giúp nước ta trở thành nước xuất khẩu cà phê vối lớn nhất trên thế giới.
- Cây cà phê vối rất thích hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- Độ cao thích hợp 400- 1200m.
- Cây có dạng thân gỗ hoặc thân bụi, chiều cao cây từ 7- 8m. Có cây cao đến 10 m.
- Cây có tán nhỏ, lá vừa từ 10- 20 cm, lá hình oval màu xanh đậm.
- Quả có hình tròn, chứa hai hạt. Hạt nhỏ hơn so với cà phê chè nhưng hàm lượng caffein lớ, đạt 2- 4%.
- Lượng mưa tối thiểu trên 1000 mm/năm.
- Nhiệt độ thích hợp là 24- 29 độ C. Cây cà phê vối cần nhiều ánh sáng hơn so với các giống cà phê khác.
- Cây có thể cho quả sau 3- 4 năm tuổi và có tuổi thọ từ 20 -30 năm.
- Giống sinh trưởng tốt, kháng sâu bênh.
Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, ánh sáng lớn cùng độ cao thích hợp. Cây cà phê vối sinh trường và phát triển mạnh ở Việt Nam ta, cho năng suất cao nhất thế giới. Giống cà phê trồng tại nước ta chủ yếu là giống từ quần đảo Java của Indonesia.
Hiện nay Viện Khoa học Tây Nguyên đã chọn lọc và đưa ra sản xuất nhiều dòng cà phê trong đó có các dòng cây sinh trưởng khỏe, kháng bệnh gỉ sát, phân cành nhiều và cho năng suất đạt 3.5 tấn/ha trở lên. Tiêu biểu như các dòng: TR5, TR6, TR4. TR8….
Cây cà phê chè ( Coffea Arabica L.)
- Cây cà phê thường được trồng ở những vùng cao nhờ khả năng chịu lạnh cao.
- Độ cao thích hợp là 1000- 1500m so với mực nước biển.
- Cây có tán lớn, lá nhỏ hình oval, có màu xanh đậm.
- Cây trưởng thành có chiều cao từ 4- 6 m, nếu để mọc hoang dã có thể cao 15m.
- Quả có hình bầu dục, mỗi quả có hai hạt.
- Lượng nước tối thiểu là 2000 mm/năm. Mưa càng nhiều càng tốt.
- Nhiệt độ thích hợp là 16- 25 độ C. Cây ưa ánh sáng tán xạ nên cần trồng nhiều cây che bóng.
- Cà phế có hương vị ngon, lượng caffein thấp hơn cà phê vối nhưng giá trị cao hơn.
Hiện nay cà phê chè chiếm 61% sản lượng cà phê trên toàn thế giới, tuy nhiên cà phê chè chỉ được một số ít ở Việt Nam bởi hầu hết các vùng địa lý đều không đáp ứng được độ cao phát triển cho cà phê chè, dẫn tới sâu bệnh nhiều.
Cây cà phê mít. (Coffea liberica).
- Cây cà phê mít có khả năng chịu hạn tốt, không cần nhiều nước tưới, tuy nhiên năng suất kém, chất lượng có vị chua nhiều nên không được trồng nhiều.
- Cây có thân cao lá và quả đều to, chiều cao cây trên 10 m, nhìn từ xa cây trông rất giống cây mít nên mới có tên như vậy.
- Thuộc giống trái chín một, có thể cho trái sau 4- 5 năm trồng, cho quả lên tới 30- 40 năm.
- Độ cao thích hợp dưới 800m.
- Nhiệt độ trung bình là 26- 30 độ C. Cây cần nhiều ánh sáng mặt trời.
- Lượng mưa trên 1000m.
Cây cà phê mít dễ trồng, chất lượng gỗ tốt tuy nhiên năng suất quả và chất lượng không cao nên không được nhiều nơi trồng.
Nguồn gốc và một số giống cà phê tại Việt Nam
Reviewed by chuyensilenonbaohiem
on
tháng 9 20, 2019
Rating:
Không có nhận xét nào: